Điều trị Viêm tai xương chũm
Viêm xương chũm là một nhiễm trùng do vi khuẩn trong các tế bào xương chũm, thường xảy ra sau khi viêm tai giữa cấp. Các triệu chứng bao gồm đỏ, đau, sưng, và bùng nhùng ở xương chũm, với vành tai vểnh. Chẩn đoán là lâm sàng. Điều trị bằng kháng sinh, chẳng hạn như ceftriaxone, và tiểu phẫu xương chũm nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả ở các viện.
Viêm tai giữa mủ cấp, viêm thường hướng lan vào hốc chũm và các tế bào khí trong xương thái dương, dẫn đến ứ đọng dịch. Ở một vài bệnh nhân, nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển trong dịch viêm, điển hình với cùng một vi khuẩn gây viêm tai giữa; phế cầu là phổ biến nhất. Nhiễm trùng xương chũm có thể gây ra viêm lan ra các thông bào, dẫn đến sự viêm toàn bộ các thông bào xương chũm.
Nhiễm trùng có thể vỡ ra thông qua một lỗ thủng trong màng nhĩ hoặc vỡ qua bên ngoài xương chũm, tạo thành xuất ngoại sau tai. Trong một số ít trường hợp, nó lan vào trong, gây ra áp xe não (thùy thái dương) hoặc huyết khối tĩnh mạch bên. Thỉnh thoảng, nhiễm trùng có thể ăn mòn qua mỏm chũm và chảy vào cổ (gọi là áp xe Bezold).
Triệu chứng và dấu hiệu Viêm xương chũm
Các triệu chứng bắt đầu từ vài ngày đến vài tuần sau khi bắt đầu viêm tai giữa cấp tính và bao gồm sốt và đau tai. Gần như tất cả bệnh nhân đều có dấu hiệu viêm tai giữa và chảy mủ tai. Đỏ, sưng tấy, đau, và bùng nhùng có thể xuất hiện ở vùng mỏm chũm; vành tai thường bị đẩy lệch vểnh ra trước và ngoài.
Chẩn đoán Viêm xương chũm
Đánh giá lâm sàng
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chẩn đoán viêm xương chũm là dựa trên lâm sàng. CT thường được thực hiện, đặc biệt nếu nghi ngờ những biến chứng ở thái dương hoặc nội sọ, để khẳng định chẩn đoán và cho biết phạm vi nhiễm trùng. Bất kỳ chảy mủ tai nào đều được gửi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Trích nhĩ cho các mục đích nuôi cấy nếu không có chảy mủ tự nhiên. Công thức máu và tốc độ máu lắng có thể là biến đổi nhưng không nhạy và không đặc hiệu và ít có thông tin chẩn đoán.
Điều trị Viêm xương chũm
Ceftriaxone đường tĩnh mạch
Điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch được bắt đầu ngay bằng một loại thuốc có khả năng ngấm tốt qua màng não sự vào hệ thần kinh trung ương, như ceftriaxone 1 đến 2 g (trẻ em, 50 đến 75 mg/kg) một lần/ngày trong ≥ 2 tuần: vancomycin hoặc linezolid là lựa chọn thay thế. Điều trị đường uống bằng quinolone có thể chấp nhận được. Lựa chọn kháng sinh sau đó được lựa chọn bởi kết quả cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ.
Áp xe dưới màng xương thường đòi hỏi phải phẫu thuật khoét chũm đơn thuần, trong đó áp xe được dẫn lưu, các tế bào xương chũm viêm được loại bỏ, và dẫn lưu được thiết lập từ sào bào của xương chũm đến tai giữa.
Phúc Nguyên Đường nhiều đời điều trị thảo mộc dân tộc gia truyền, không mổ, nạo, đục, điều trị bảo tồn, không hề đau hay để lại di chứng dù là nhỏ nhất, rất nhanh nhậy tốt rẻ. Phòng khám có cam kết rõ ràng. Nơi tập trung nhiều Bác sỹ giỏi tay nghề sáng y đức là địa chỉ tin cây của người việt và công đồng người việt, nơi bệnh nhân an tâm yêu quý nhất, uy tín nhất. PND có 50 phòng ăn ở nội trú. cho từ thiện bệnh nhân K. Chữa khỏi bệnh mới thu tiền. Trân trọng!