Tái phát Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột mà nguyên nhân phổ biến do vi khuẩn hoặc vi rút xâm nhập ở tai giữa, thường đi cùng với viêm nhiễm ở vùng mũi họng. Tình trạng tai giữa (khu vực phía sau màng nhĩ) bị viêm niêm mạc gây sưng, đau, sốt, chảy dịch và trạng thái này kéo dài dưới 3 tháng được gọi là viêm tai giữa cấp tính.
Viêm tai giữa cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là trẻ em từ 6 - 36 tháng tuổi do hệ miễn dịch yếu và vòi Eustache có cấu trúc và chức năng chưa trưởng thành. Đây là một trong những bệnh phổ biến thường gặp và cần phải điều trị ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nghiên cứu cho thấy có đến 70% trẻ nhỏ dưới 2 tuổi có ít nhất một đợt viêm tai giữa cấp tính.
Nguyên nhân gây Viêm tai giữa:
- Do cấu trúc tai của trẻ chưa hoàn chỉnh: khiến trẻ có nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng tai, điển hình là viêm tai giữa.
- Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ nên các yếu tố gây bệnh rất dễ xâm nhập cơ thể.
- Do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được điều trị đúng như: viêm amidan, viêm xoang… Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp hàng đầu.
- Trẻ sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá, nguy cơ mắc bệnh của trẻ rất cao.
- Nhóm trẻ bú bình có khả năng bị viêm tai nhiều hơn trẻ bú mẹ. Điều này là do khi trẻ nằm uống sữa có thể bị chảy ra ngoài khi trẻ không mút và nuốt, dẫn đến việc sữa ứ đọng trong miệng và tăng nguy cơ sữa chảy vào tai tràn vào ống thính giác, gây viêm.
Biểu hiện của bệnh:
Giai đoạn khởi phát: chưa có mủ trong hòm nhĩ
- Chảy mũi và ngạt mũi, sốt cao 39- 40 độ C; Lúc đầu ngứa, tức ở tai, sau đau tai dữ dội, nghe kém.
Giai đoạn toàn phát:
- Sốt cao 39- 40 độ C kéo dài, thể trạng mệt mỏi, khó ngủ, sút cân... có thể co giật, mệt lả.
- Rối loạn tiêu hoá là triệu chứng thường gặp: ỉa chảy, sống phân hoặc nôn trớ, đầy bụng.
- Đau tai: đau tai dữ dội ngày càng tăng, đau sâu trong tai, đau theo nhịp đập, đau lan ra vùng thái dương và sau tai làm cho trẻ không ngủ được, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, trẻ nhỏ vật vã, co giật, tay ngoáy vào tai đau.
Thời kỳ vỡ mủ (màng nhĩ bị vỡ): Thường xuất hiện vào ngày thứ 4.
Triệu chứng giảm dần, hết đau tai, nhiệt độ toàn thân giảm, em bé chịu chơi, hết quấy khóc. Ống tai đầy mủ, lau sạch thấy lỗ thủng màng nhĩ, lỗ thủng sẽ khác nhau tuỳ theo tai có được trích rạch hay không.
Biến chứng của bệnh:
Viêm xương chũm cấp: Nếu tình trạng nhiễm trùng không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với điều trị có thể lây lan sang các mô lân cận gây viêm xương chũm dẫn đến tổn thương xương, lây lan sang mô khác trong hộp sọ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe não, viêm tĩnh mạch bên, xuất ngoại, liệt mặt ngoại biên.
Viêm tai giữa mạn tính: gây chảy mủ tai, nghe kém, ù tai, chóng mặt.
Áp xe: Áp xe tai là những khối u chứa đầy mủ, gây đau đớn và thường hình thành bên trong hoặc xung quanh tai bị viêm. Áp-xe có thể tự lành, nhưng trong một số trường hợp, cần được bác sĩ chuyên khoa chích mủ thì mới có thể khỏi bệnh.
Gây mất thính lực lâu dài: Nguy cơ mất khả năng nghe chiếm tỷ lệ cao khi bệnh viêm tai giữa tiến triển ở mức độ nặng.
Gây thủng màng nhĩ: Trong thời gian tai bị viêm, nước nhầy và mủ có thể tích tụ rất nhiều trong tai giữa và đè lên màng nhĩ, không được giải phóng ra ngoài phải tự rách để mủ chảy ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân có cảm giác đau tai dữ dội. Nếu màng nhĩ bị rách nhiều lần và không lành sẽ gây thủng. Trường hợp này cần phải mổ để vá lại.
Biến chứng nội sọ: Chủ yếu là hiện tượng viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, viêm màng não, viêm não hay áp xe não, áp xe dưới màng cứng... ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của người bệnh.
Viêm tai giữa cấp có thể gây liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII. Khoảng 2% số trẻ bị viêm tai cấp giữa mắc biến chứng này.
Giảm và mất thính lực. Chậm nói, chậm phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội và phát triển.
Phòng bệnh viêm tai giữa:
Nếu được chăm sóc và điều trị đúng, đa số các trường hợp viêm tai giữa sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần. Bệnh viêm tai giữa mặc dù dễ chữa trị, nhưng khả năng tái phát rất cao. Khoảng 1/3 số trẻ mắc bệnh sau chữa trị sẽ có ít nhất 6 lần tái bệnh trong vòng 7 năm (gần 1 lần/năm). Do vậy, khi trẻ đã một lần mắc bệnh, thì sau đợt điều trị đã ổn định, cần cho trẻ tái khám định kỳ thường xuyên (4 - 6 tháng/lần), nhất là trẻ có giảm thính lực, chậm nói.
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng xung quanh, vận động khoa học để tăng cường sức đề kháng.
Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi và thuốc lá.
Tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm phòng cúm, phế cầu là các bệnh hay mắc phòng ngừa nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ.
Trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ ít nhất trong 1 năm đầu đời không nên ngủ và bú sữa bình tránh sặc, trớ.
Tăng cường các vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả để nâng cao thể lực cho trẻ.
Đối với trẻ thường xuyên bơi lội càng nên chú ý đến tai khi có dấu hiệu lạ. Luôn giữ tai khô thoáng, vệ sinh tai sau mỗi lần bơi.
Khi gội đầu cho trẻ, không nên hạ thấp đầu trẻ quá, trẻ khóc nước bọt sẽ chảy vào tai giữa.
Khi trẻ bị các bệnh về hô hấp cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Hướng dẫn trẻ cách xì mũi, khạc đờm, đối với trẻ nhỏ không thể tự xì mũi được phải dùng dụng cụ hút sạch nước mũi.
Khi nghi ngờ trẻ bị viêm tai giữa, cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ, đặc biệt tuyệt đối không tự rắc thuốc bột vào tai. Điều này rất nguy hiểm, do những tá dược có trong thuốc sẽ gây bít tắc đường dẫn lưu dịch sẽ dẫn tới tình trạng dịch viêm không thoát được ra ngoài sẽ phá hủy sang phần xương chũm của tai giữa gây viêm xương chũm hay thậm chí gây biến chứng nội sọ, nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Phúc Nguyên Đường và Trung tâm tai mũi họng hà nội trực thuộc hãng Phúc nguyên: Với bài thuốc gia truyền được chiết từ tinh dầu thảo mộc, bệnh nhân chỉ cần vệ sinh tai sạch sẽ xong thổi ( hoặc bỏ ) 1 chút xíu bột tinh dầu bằng 1/2 hạt gạo vào trong tai. Tinh dầu sẽ bay hơi trong lòng ống tai, làm tiêu viêm sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Đa phần chỉ thổi thuốc 1-2 lần là khỏi. Ít có bệnh nhân phải thổi đến 5 hay 6 lần. Dù nặng cỡ nào. Tinh dầu này khòng khám yêu thương và cho không. Dù nặng cỡ nào, nếu không khỏi phòng khám cam kết sẽ bồi thường cho bệnh nhân tiền mất thời gian, mất công, mất việc của bệnh nhân. Trẻ sơ sinh vài tháng tuổi đều dùng được.
Bán thảo mộc lấy Phúc! Nơi sự-sống hồi-sinh.