Y học dân tộc Viêm tai giữa
1. Định nghĩa:Viêm tai giữa là một bệnh tai mũi họng thường gặp. Ước tính có khoảng 5% dân số Việt Nam bị viêm tai giữa các lọai. Viêm tai giữa ở trẻ em, một vài thể loại có thể đưa đến các biến chứng nặng thậm chí dẫn đến tử vong. Viêm tai giữa cấp mủ và viêm tai giữa tiết dịch là bệnh tai thường gặp ở trẻ em sau nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp. Nếu không được điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đọan mạn tính dẫn đến hậu quả hoặc di chứng (thủng nhĩ, tiêu hủy chuỗi xương con, xơ dính hòm nhĩ, xẹp nhĩ, túi co lõm, nghe kém, điếc…) làm ảnh hưởng đến khả năng học tập, làm việc và giao tiếp của bệnh nhân .
Viêm tai giữa là quá trình viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm. Quá trình viêm này có thể lan tới ba nhóm tế bào nền của xương chũm. Vì thế, trước đây Viêm tai giữa còn được gọi là Viêm tai xương chũm.
2. Phân loại – triệu chứng & chẩn đoán
Viêm tai giữa đã được phân lọai như sau: viêm tai giữa không xuất tiết, màng nhĩ không thủng; viêm tai giữa xuất tiết (thanh dịch, mủ, nhầy), màng nhĩ kín; viêm tai giữa có thủng nhĩ (có chảy tai: thanh dịch, mủ, nhầy hoặc không chảy tai). Hai thể bệnh sau của viêm tai giữa có thể được phân chia dựa vào thời gian: cấp, bán cấp, mạn tính. Tuy nhiên, thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp (viêm tai giữa cấp mưng mủ, viêm tai giữa cấp không mưng mủ, viêm tai giữa cấp tái phát) và viêm tai giữa mạn (viêm tai giữa mạn mưng mủ, viêm tai giữa mạn không mưng mủ, không tiết dịch ).
2.1. Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp: (mưng mủ hoặc tiết dịch hoặc tái phát ) là bệnh thường gặp ở trẻ em, liên quan đến nhiễm khuẩn hô hâp trên cấp. Ba loại vi khuẩn thường gây bội nhiễm là Streptococcus Pneumoniae, Hemophilus Influenzae và Moraxella Catarrhalis. Viêm tai giữa cấp mưng mủ trước đây được gọi là viêm tai giữa cấp do vi trùng. Viêm tai giữa tiết dịch trước kia còn đuợc gọi là Viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa thanh dịch, viêm tai giữa không mưng mủ, viêm tai keo, ứ dịch tai giữa…..
Viêm tai giữa cấp mưng mủ diễn tiến rầm rộ, rõ rệt. Viêm tai giữa tiết dịch diễn tiến âm thầm.
Viêm tai giữa cấp mưng mủ: các dấu hiệu, triệu chứng khởi phát nhanh và ngắn: Trẻ thường bị sốt, chán ăn, nôn ói, tiêu chảy, cáu gắt, đau tai, chảy tai, ù tai, đầy tai, nghe kém. Màng nhĩ đỏ rực của niêm mạc bị sung huyết hoặc màng nhĩ phồng mờ đục ở giai đọan tụ mủ. Giai đọan thủng nhĩ sốt và đau tai sẽ giảm, chảy tai qua lỗ thủng có thể là mủ, máu, dịch trong như nước; khi hút sạch dịch sẽ tìm thấy lỗ thủng ở màng nhĩ.
Viêm tai giữa tiết dịch: có hiện tượng tiết dịch trong hòm nhĩ, không có mưng mủ, diễn tiến cấp ( ≤3 tuần ), bán cấp ( 3 tuần – 3 tháng ), hoặc mạn tính ( > 3 tháng ), thường gặp ở trẻ 2-3 tuổi, không có các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính (không sốt, không đau tai); trẻ lớn thường than phiền cảm giác đầy tai, ù tai, nghe kém dần; trẻ nhỏ thường biểu hiện chậm phát triển lời nói, ngôn ngữ. Soi tai cho thấy: màng nhĩ bị co kéo hoặc lồi và giảm di động. Màng nhĩ có thể dày lên, phồng lên hoặc thấy được mực nước hơi và bọt khí qua một màng nhĩ trong mờ. BS chuyên khoa sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, nhĩ lượng đồ, nội soi tai, đo sức nghe và đo phản xạ âm từ khoảng hơi hoặc nước trong hòm nhĩ để chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị.
2.2 Viêm tai giữa mạn
Viêm tai giữa mạn mủ là tình trạng nhiễm trùng mạn tính của tai giữa, chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ ống tai ngoài qua lỗ thủng có sẵn ở màng nhĩ gây nên. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng.
Viêm tai giữa mạn mủ là tình trạng chảy mủ tai mạn tính kéo dài hơn 6 tuần qua lỗ thủng màng nhĩ, có thể kèm hoặc không đi kèm với cholesteatoma và bệnh sử của hai bệnh này khá giống nhau.
Viêm tai giữa mạn mủ bắt đầu bằng một đợt nhiễm trùng cấp. Đầu tiên là viêm niêm mạc tai giữa gây phù nề, loét, phá hủy lớp biểu mô bề mặt, tạo mô hạt và hiện tượng viêm mô hạt có thể trở thành polyp của tai giữa. Chu kỳ viêm, loét, nhiễm trùng, tạo mô hạt có thể tiếp tục tiến triển và phá hủy xương, từ đó có thể dẫn đến các biến chứng khác nhau.
Tác nhân gây bệnh thường gặp là: Trực khuẩn mủ xanh, Tụ cầu, Proteus species, Klebsiella Pneunoniae, các vi khuẩn kỵ khí và các vi nấm. Vi khuẩn đi từ ống tai ngoài qua lỗ thủng màng nhĩ vào tai giữa hoặc vi khuẩn đi ngược dòng từ mũi họng qua vòi tai đến tai giữa nhất là khi bệnh nhân xì mũi không đúng qui cách, hoặc trẻ nhủ nhi bú bình không đúng tư thế.
Viêm tai giữa mạn mủ biểu hiện lâm sàng bằng chảy mủ tai kéo dài từng đợt và trước đó có tiền căn viêm tai giữa cấp tái phát hoặc tiền căn thủng nhĩ do chấn thương, do đặt ống thông nhĩ. Bệnh nhân thường không sốt, không đau, nghe kém bên tai chảy mủ; khi có sốt, có đau tai, có chóng mặt phải nghĩ đến các biến chứng ở xương thái dương hoặc nội sọ. Ống tai ngoài có thể sưng nề. Dịch chảy ra có thể là mủ hôi, mủ nhầy hoặc trong loãng. Màng nhĩ bị thủng……Bs chyên khoa sẽ dựa vào bệnh sử, khám lâm sàng, nội soi tai, đo sức nghe, CT Scanner, MRI… để chẩn đoán
3. Hướng điều trị
Viêm tai giữa dù cấp hay mạn đều có thể đưa đến biến chứng nguy hiểm thường gặp như Viêm màng não hoặc di chứng như Điếc….Vì vậy, Khi trẻ có những dấu hiệu hoặc các triệu chứng kể trên, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng càng sớm càng tốt. Tùy vào thể bệnh do thầy thuốc chuyên khoa chẩn đoán sẽ có phương pháp điều trị tương thích. Đối với viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa tiết dịch luôn luôn bắt đầu bằng thuốc với thời gian ít nhất là 7-14 ngày, đôi khi phải can thiệp thủ thuật để dẫn lưu dịch trong hòm nhĩ. Đối với Viêm tai giữa mạn mủ điều trị bao gồm rửa tai bằng oxy già pha loãng với nước vô trùng theo tỉ lệ 1/3 thể tích. Nhỏ tai với các dung dịch có Corticosteroid và kháng sinh do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định, kết hợp với kháng sinh toàn thân và đôi khi phải tiểu phẫu tai – xương chũm để loại bỏ bệnh tích, ngăn ngừa biến chứng hoặc và chỉnh hình tai giữa (màng nhĩ, chuỗi xương con) nhằm phục hồi sức nghe và đề phòng tái phát.
Nếu không được điều trị viêm tai giữa mạn mủ có thể đưa đến các biến chứng: liệt mặt, viêm xương đá, viêm mê nhĩ mủ, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, viêm màng não mủ, áp xe nội sọ (áp xe đại não, áp xe tiểu não, áp xe ngoài hoặc dưới màng cứng…).
Phúc Nguyên Đường và Trung tâm tai mũi họng hà nội trực thuộc hãng Phúc nguyên: Với bài thuốc gia truyền nhiều đời được chiết từ tinh dầu thảo mộc, bệnh nhân chỉ cần vệ sinh tai sạch sẽ xong thổi ( hoặc bỏ ) 1 chút xíu bột tinh dầu bằng 1/2 hạt gạo vào trong tai. Tinh dầu sẽ bay hơi trong lòng ống tai, làm tiêu viêm sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn. Đa phần chỉ thổi thu.ốc 1-2 lần là khỏi. Ít có bệnh nhân phải thổi đến 3-5 lần. Dù nặng cỡ nào. Tinh dầu này khòng khám yêu thương và cho không. Dù nặng cỡ nào, nếu không khỏi phòng khám cam kết sẽ bồi thường cho bệnh nhân tiền mất thời gian, mất công, mất việc của bệnh nhân. Trẻ sơ sinh vài tháng tuổi đều dùng được.
Uy tín, Nổi-tiếng lâu đời ở hà nội và các tỉnh. Bán thuốc lấy phúc, phát triển bền vững vì sức khỏe cộng đồng.